Phân loại tủ điện thi công

Tại sao cần phân loại tủ điện thi công?

Tủ điện thi công là thiết bị điện quan trọng giúp bảo vệ các đầu mối điện và phân phối điện năng cho hệ thống. Tủ điện thi công thường được thiết kế dạng hộp vuông với phần vỏ được làm từ chất liệu cách điện. Các thiết bị bên trong tủ có chức năng điều khiển, đóng, tắt, mở, phân phối… điện năng. Tủ điện thi công có chế độ vận hành tự động, không cần sự có mặt trực tiếp của người điều khiển. Tuy nhiên, người dùng cũng có thể điều khiển tủ điện bằng tay để chủ động trong mọi tình huống vận hành của thiết bị.

Phân loại tủ điện thi công giúp người dùng đánh giá được chức năng riêng biệt của từng loại tủ. Đó chính là cơ sở để người dùng có thể lựa chọn được tủ điện thi công phù hợp với nhu cầu sử dụng. Việc nhầm lẫn giữa tủ điện thi công công trình, tủ điện chiếu sáng, tủ điện phòng cháy chữa cháy… chắc chắn sẽ gây ra nhiều bất cập thậm chí là gây thiệt hại cho đơn vị sử dụng.

Các tiêu chí phân loại tủ điện thi công

Có nhiều tiêu chí để phân loại tủ điện thi công. Nếu phân loại theo quy mô thì có tủ điện thi công công suất nhỏ, tủ điện thi công công suất trung bình và tủ điện thi công công suất lớn. Nếu phân loại theo tính linh hoạt thì có tủ điện thi công và tủ điện thi công tạm.

Tuy nhiên, để thuận tiện, các chuyên gia phân loại tủ điện thi công theo chức năng mà mỗi loại thiết bị đảm nhiệm. Bên cạnh đó, phân loại tủ điện theo chức năng đảm nhiệm cũng giúp đi sâu vào cấu tạo, cơ chế vận hành của từng thiết bị. Cách phân loại này đảm bảo tính khoa học ở chỗ nó giúp người dùng dễ dàng nhận ra sự khác biệt lớn nhất giữa các loại tủ điện.

Tủ điện thi công

Các loại tủ điện thi công trên thị trường hiện nay

Dựa vào cách phân loại theo chức năng, tủ điện thi công được phân loại thành một số loại phổ biến như sau:

Tủ ATS

  • Tủ ATS có chức năng tự động chuyển tải nguồn điện khi mạng điện gặp sự cố. Trung bình, thời gian để tủ ATS truyền thông tin tới hệ thống máy phát là từ 5s đến 10s.
  • Sau khi mạng lưới điện phục hồi, đi vào hoạt động bình thường thì tủ ATS lại tự động chuyển tải nguồn điện để tắt hệ thống máy phát. Thời gian để tủ ATS bắt đầu quá trình này là khoảng 10s đến 30s.
  • Tủ ATS có thể điều khiển bằng tay hoặc điều khiển tự động

Tủ điện phân phối hạ thế

  • Tủ điện phân phân phối hạ thế được đặt cho các mạng điện hạ thể để điều khiển một hoặc một nhóm thiết bị thi công. Như điều khiển máy bớm nước, máy trộn bê tông, máy khoan, máy cắt…
  • Thông số dòng điện tối thiểu của tủ điện phân phối hạ thế là 100A. Thông số dòng điện tối đa của tủ phân phối hạ thế là6300A

Tủ tụ bù

  • Tủ tụ bù có chức năng bù công suất phản kháng cho dòng điện khi đóng hoặc cắt tụ bù. Tủ tụ bù giúp tăng hiệu suất hoạt động và tránh lãng phí điện năng trong quá trình hoạt động của nhà máy, phân xưởng, công trình…
  • Tủ tụ bù có thể điều khiển bằng tay hoặc điều khiển tự động.

Tủ điều khiển động cơ

  • Tủ điều khiển động cơ thường được ứng dụng trong phạm vi văn phòng, khu công nghiệp… Thiết bị này có thể điều khiển nhiều hệ thống phức tạp như đài phun nước, quạt hút công nghiệp, quạt thông gió, bơm tăng áp…
  • Tủ điều khiển động cơ dùng để điều khiển các loại động cơ máy móc. Mỗi model tủ điều khiển động cơ có thể có những tính năng khởi động khác nhau tùy vào nhu cầu đặt hàng từ phía người dùng.
Bài viết liên quan
Contact Me on Zalo
0919780408