Tại sao cần bảo dưỡng và sửa chữa tủ điện thi công?
Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà tủ điện thi công có thể bị hỏng hóc hoặc suy giảm khả năng điều khiển hệ thống điện công trình. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời thì tình trạng này có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Chẳng hạn như làm trì trệ toàn bộ hệ thống vận hành hoặc gây ra các sự cố nghiêm trọng có thể gây thiệt hại lớn về người và của. Vì vậy, bảo dưỡng và sửa chữa tủ điện thi công luôn nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của bất cứ công trường công nghiệp nào.
Quy trình bảo dưỡng tủ điện công trường
Mỗi loại tủ điện thi công công trường khác nhau lại có thời hạn bảo dưỡng định kì khác nhau. Thông thường, cứ 4 đến 6 tháng thì tủ điện điều khiển cần được bảo trì một lần. Tuy nhiên, đối với điều kiện làm việc áp lực và môi trường khắc nghiệt hơn thì thời hạn bảo trì tủ điều khiển có thể được rút ngắn hơn để đảm bảo quá trình vận hành thông suốt của toàn hệ thống.
Các bước cơ bản để bảo dưỡng tủ điện thi công là:
- Xác định nguyên nhân khiến tủ điện bị trục trặc. Trước tiên cần kiểm tra các thông số hoạt động của thiết bị. Nếu các thông số này đều ổn định thì hãy chuyển trọng tâm kiểm tra sang các bộ phận và vấn đề khác.
- Ngắt điện để tủ điều khiển rơi vào trạng thái nghỉ. Nếu bỏ qua bước này, người bảo dưỡng có thể gặp rủi ro trong quá trình sửa chữa thiết bị.
- Dùng khăn khô hoặc các thiết bị chuyên dụng để vệ sinh cả trong và ngoài tủ.
- Kiểm tra hệ thống ốc vít, khớp nối… của tủ điều khiển. Nếu phát hiện tình trạng han gỉ, lỏng lẻo thì cần xử lý ngay.
- Kiểm tra các bộ phận bên trong tủ điều khiển. Nếu phát hiện điều bất thường thì cần nhanh chóng sửa chữa hoặc mua phụ tùng thay thế.
- Đóng điện cho tủ điều khiển để hệ thống quay trở lại hoạt động bình thường.
Quy trình sửa chữa tủ điện thi công công trường
Sửa chữa tủ diện thi công là quy trình cần được thực hiện khi tủ điện thi công xuất hiện các dấu hiệu hỏng hóc hay giảm khả năng hoạt động. Để quy trình sửa chữa tủ điện thi công công trường đạt được kết quả như mong đợi, người dùng cần chú ý:
- Tìm kiếm và hợp tác với các đơn vị sửa chữa tủ điện uy tín, chất lượng.
- Sửa chữa triệt để các vấn đề của tủ điện thi công. Sẵn sàng thay mới thiết bị nếu cần thiết.
- Đảm bảo an toàn trước, trong và sau khi thực hiện quy trình sửa chữa tủ điện điều khiển.
- Kiểm tra hoạt động của tủ điện công trường sau khi sửa chữa để đảm bảo quy trình sửa chữa đã đạt hiệu quả.
Làm thế nào để hạn chế sửa chữa tủ điện thi công?
Để tủ điện thi công luôn vận hành tốt và tránh được các vấn đề cần sửa chữa thì cần lưu ý:
- Vận hành tủ điện thi công đúng cách. Tuyệt đối không để cho nhân viên thiếu năng lực vận hành, bảo hành hay sửa chữa tủ điện thi công.
- Sử dụng loại tủ điện phù hợp với nhu cầu và phạm vi sử dụng. Không sử dụng tủ điện thi công sai với nhiệm vụ, chức năng của thiết bị.
- Thường xuyên bảo trì tủ điện thi công để tránh các vấn đề bất ngờ xảy ra.
- Nếu phải sửa chữa thì nên sửa chữa triệt để. Tránh tình trạng tủ điện tái hỏng hóc với các lỗi đã từng xảy ra.
- Đảm bảo môi trường an toàn cho sự hoạt động của tủ điện thi công. Tránh làm ẩm không khí hay phát tán các chất độc hóa học, chất độc công nghiệp tại nơi đặt tủ điện thi công công trường.