Quy trình thiết kế, kiểm tra tủ bảng điện

Tủ bảng điện là gì?

Điện năng ngày càng trở nên quan trọng trong mọi hoạt động sinh hoạt, sản xuất của con người. Sự ra tăng ngày càng nhiều các thiết bị điện cũng như các phụ tải đi kèm là nguyên nhân trực tiếp nảy sinh nhu cầu phải bảo quản, sắp xếp chúng một cách thật sự khoa học, hợp lý. Tủ bảng điện hay tủ điện chính là thiết bị ra đời nhằm đáp ứng các yêu cầu đó.

Tủ bảng điện có nhiều chủng loại và mỗi loại lại nắm giữ các chức năng khác nhau. Nhưng nhìn chung, tủ bảng điện là không gian bảo quản, sắp xếp và bảo vệ các thiết bị mang điện, các thiết bị điều khiển, đóng/cắt điện. Nhờ tủ bảng điện, các linh kiện được sắp xếp khoa học, dễ sử dụng và người dùng được cách ly hoàn toàn với các thiết bị mang điện.

Tủ bảng điện thường được sử dụng trong các phạm vi có nhu cầu điện năng cao. Như xưởng sản xuất công nghiệp, dây chuyền sản xuất, nhà máy, trang trại chăn nuôi. Hay bể bơi bốn mùa, hệ thống chiếu sáng đèn đường, công viên, trung tâm thương mại và các công trình tập trung đông dân cư.

Các bước thiết kế tủ bảng điện

Tủ bảng điện hay tủ điện được thiết kế tuần tự qua các bước sau đây:

  • Tính toán số lượng các thiết bị cần lắp đặt lên tủ bảng điện. Đồng thời, tính toán và dự trù trước diện tích, không gian lắp đặt phù hợp, an toàn.
  • Tiến hành thực địa tại vị trí lắp đặt đã dự trù. Căn cứ vào đặc điểm, điều kiện môi trường tại vị trí lắp đặt để lựa chọn chất liệu và thiết kế vỏ tủ bảng điện phù hợp. Chẳng hạn như vị trí lắp đặt ẩm nóng thì cần lựa chọn vỏ tủ có lỗ thông thoáng khí. Hay vị trí lắp đặt có khả năng tiếp xúc với kiềm, ba zơ thì cần lựa chọn vỏ tủ chống ăn mòn cao.
  • Trong trường hợp các thiết bị, linh kiện tủ điện có số lượng hoặc công suất lớn thì nên ưu tiên thiết kế theo dạng module. Thiết kế module giúp người dùng có thể dễ dàng tách rời từng cụm thiết bị. Nên chắc chắn sẽ thuận tiện và khoa học hơn rất nhiều so với cách lắp đặt thông thường.
  • Đối với các bảng tủ điện có quy mô lớn thì cần lắp vỏ tủ điện với các cánh có thể tháo rời. Bởi nó giúp người dùng có thể dễ dàng bảo trì, thay mới linh kiện trong tủ. Mà không cần phải mất quá nhiều thời gian và công sức.

Công đoạn sản xuất vỏ tủ bảng điện

Sau khi thiết kế tủ bảng điện, người dùng cần dự trù những thay đổi cần thiết. Sau đó, đưa bản phác thảo hoàn chỉnh cho đơn vị thi công thiết kế, sản xuất vỏ tủ bảng điện. Vỏ tủ bảng điện thường được làm từ chất liệu tôn với độ dày từ 0,7 đến 1,3 mm tùy thuộc vào từng quy mô tủ. Ngoài ra, vỏ tủ bảng điện cũng có thể được làm từ các chất liệu cứng cáp khác. Như inox, kim loại, hợp kim…

Vỏ tủ bảng điện được thiết kế với các cánh tủ mở ra và khả năng tháo lắp linh hoạt. Người dùng nên hạn chế các loại vỏ tủ khó tháo rời. Bởi nó sẽ gây khó khăn trong quá trình vận chuyển, sử dụng và bảo trì thiết bị. Xung quanh vỏ tủ bảng điện có thể được thiết kế thêm một số phụ kiện khác. Như bánh xe hay tay xách, quai cầm… giúp người dùng dễ dàng di chuyển thiết bị.

Sau khi hoàn thiện lắp ráp, nhà sản xuất cần sơn một lớp sơn tĩnh điện bao phủ toàn bộ bề mặt vỏ tủ bảng điện. Lớp sơn tĩnh điện này giúp vỏ tủ có tuổi thọ lâu dài. Cũng như gia tăng độ thẩm mỹ, tính chắc khỏe, bền đẹp cho thiết bị.

Bài viết liên quan
Contact Me on Zalo
0919780408