Tủ điều khiển chiếu sáng được thiết kế nhằm đảm bảo nguyên lý làm việc: 6h tối đèn tự bật và 6h sáng đèn tự ngắt. Trong bài viết này chúng ta hãy cũng xem cách hững dẫn thiết kế tủ điều khiển chiếu sáng như thế nào nhé !
Với thiết kế thông dụng mà HANOIME thường sản xuất thì vỏ thùng được làm từ tôn mạ kẽm chắc chắn. Vỏ được sơn tĩnh điện nhiều lớp để đảm bảo không bị ảnh hưởng đối với thời tiết bên ngoài.
Để thiết kế tủ điều khiển chiếu sáng đó ta cần các thiết bị chính sau:
- Aptomat: Aptomat dùng để đóng ngắt nguồn.
- Contactor: Contactor dùng cho tủ điều khiển chiếu sáng này phải là loại có 2 tiếp điểm phụ đi kèm.
- Rơ le thời gian để đảm bảo việc đóng ngắt nguồn theo thời gian.
- Rơ le trung gian.
Để thiết kế tủ điều khiển chiếu sáng dùng để lắp cho một dự án của bạn hay chính bạn sử dụng thì điều đầu tiên bạn phải làm đó là xác định lại quy mô công suất của hệ thống đèn chiếu sáng. Lên một sơ đồ cụ thể để tối ưu hóa các chế độ vận hành của chúng một cách tốt nhất và xác đinh môi trường sử dụng của tủ điều khiển ngoài trời là tại đâu : công viên, khuôn viên công công cho doanh nghiệp, hệ thống chiếu sáng đèn đường, công xưởng làm việc. Vẽ sơ đồ bằng auto card hoặc các phần mềm hỗ trợ kỹ thuật để tính toán nguyên lý làm việc sao cho tối ưu nhất
Để thiết kế được tủ điều khiển chiếu sáng ta lắp mạch lực bao gồm Aptomat và contactor, sau đó ta lắp rơ le thời gian và rơ le trung gian. Chúng ta đấu nối sao cho khi tới 6h chiều thì rơ le thời gian xuất tín hiệu qua rơ le trung gian để đóng tiếp điểm phụ của contactor, khi đó đèn được cấp nguồn và chiếu sáng. Tương tự như vậy đến 6h sáng hôm sau rơ le thời gian dừng xuất tín hiệu và Contactor được đóng lại, đèn lập tức ngắt nguồn.
Vậy qua bài viết này HANOIME đã hướng dẫn thiết kế tủ điều khiển chiếu sáng một cách đơn giản. Nếu bạn có thắc mắc có thể trực tiếp liên hệ đến chúng tôi để có thể nhận được tư vấn về các vấn đề kỹ thuật của tủ điều khiển chiếu sáng hoặc cũng có thể đặt hàng ngay với giá ưu đãi nhé !