Bộ điều khiển PLC trong tủ điều khiển

Tủ điều khiển PLC là tủ điều khiển sử dụng bộ điều khiển thông minh nhằm điều khiển các thiết bị hoạt động theo lập trình sẵn. Bộ điều khiển PLC hiện nay có rất nhiều loại, tùy từng mục đích cụ thể mà sử dụng từng loại bộ điều khiển PLC khác nhau. Hiện nay có một vài hãng PLC nổi tiếng trên thế giới như PLC của hãng siemens, PLC của hãng Schneider, PLC của hãng omrom …

Vậy cách sử dụng bộ điều khiển trong tủ điều khiển ra sao? Trong bài viết này chúng ta hãy cùng Hanoime tìm hiểu chức năng của bộ điều khiển PLC này nhé!

Bộ điều khiển PLC :

PLC viết tắc là Programmable Logic Controller: là thiết bị điều khiển lập trình được (khả trình) cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển logic thông qua một ngôn ngữ lập trình. Điều nay thay cho việc phải thể hiện thuật toán đó bằng mạch số. Cũng như các thiết bị lập trình khác, hệ thống lập trình cơ bản của PLC bao gồm 2 phần: khối xử lý trung tâm (CPU) và hệ thống giao tiếp vào/ra (I/O) như sơ đồ khối:

Là một vi xử lý điều khiển tất cả các hoạt động của PLC như: Thực hiện chương trình, xử lý vào/ra và truyền thông với các thiết bị bên ngoài.

  1. Bộ nhớ

Có nhiều các bộ nhớ khác nhau dùng để chứa chương trình hệ thống là một phần mềm điều khiển các hoạt động của hệ thống, sơ đồ LAD, trị số của Timer, Counter được chứa trong vùng nhớ ứng dụng, tùy theo yêu cầu của người dùng có thể chọn các bộ nhớ khác nhau:

  • Bộ nhớ ROM
  • Bộ nhớ RAM
  • Bộ nhớ EPROM
  • Bộ nhớ EEPROM

2. Tín hiệu vào

3. Đối tượng điều khiển

 

Cấu trúc của PLC

Tất cả các PLC đều có thành phần chính là: Một bộ nhớ chương trình RAM bên trong (có thể mở rộng thêm một số bộ nhớ ngoài EPROM). Một bộ vi xử lý có cổng giao tiếp dùng cho việc ghép nối với PLC. Các Modul vào /ra.

Bên cạnh đó, một bộ PLC hoàn chỉnh còn đi kèm thêm một đơn vị lập trình bằng tay hay bằng máy tính. Hầu hết các đơn vị lập trình đơn giản đều có đủ RAM để chứa đựng chương trình dưới dạng hoàn thiện hay bổ sung. Nếu đơn vị lập trình là đơn vị xách tay, RAM thường là loại CMOS có pin dự phòng, chỉ khi nào chương trình đã được kiểm tra và sẵn sàng sử dụng thì nó mới truyền sang bộ nhớ PLC. Đối với các PLC lớn thường lập trình trên máy tính nhằm hỗ trợ cho việc viết, đọc và kiểm tra chương trình. Các đơn vị lập trình nối với PLC qua cổng RS232, RS422, RS485, …

Mục đích sử dụng bộ điều khiển PLC trong tủ điều khiển PLC :

Tủ điều khiển PLC khi điều khiển thiết bị ít và chức năng cũng chỉ là ON/ OFF như vậy khi đó ta chỉ cần sử dụng bộ điều khiển LOGO là đã đủ tính năng cho tủ điều khiển PLC.

tu dieu khien plc

Tủ điều khiển PLC điều khiển một vài động cơ hay bơm khi đó số lượng tín hiệu ít ta chỉ cần sử dụng bộ điều khiển PLC siemens S7-1200. Bộ điều khiển PLC này có số lượng tín hiệu nhận và tín hiệu xuất ít nhưng phù hợp với số lượng động cơ ít, và số modul mở rộng của bộ điều khiển PLC S7-1200 tối đa chỉ là 8 modul. Bộ điều khiển PLC này có giá thành rẻ.

Tủ điều khiển PLC đòi hỏi điều khiển một hệ thống lớn số lượng tín hiệu cần xử lý lớn khi đó ta phải sử dụng bộ điều khiển PLC mà cần số lượng nhận và xuất nhiều cũng như modul mở rộng nhiều và bộ điều khiển PLC S7-300 là phù hợp để sử dụng trong trường hợp này. Bộ điều khiển PLC S7-300 có ưu điểm lớn nhưng nhược điểm là giá thành cao. Như vậy tùy mục đích của tủ điện công nghiệp điều khiển PLC mà sử dụng bộ điều khiển PLC cho phù hợp tránh lãng phí hoặc tránh thiếu tín hiệu.

Vậy trong bài viết này Hanoime đã cung cấp cho các bạn các thông tin cần thiết về tác dụng của bộ điều khiển PLC trong tủ điều khiển là gì rồi. Nếu các bạn có thắc mắc hay liên hệ đến chúng tôi để có những giải đáp chuyên sâu hơn về các sản phẩm chúng tôi sản xuất nhé!

Bài viết liên quan
Contact Me on Zalo
0919780408