Quy trình bảo dưỡng tủ công tơ điện

Tủ công tơ điện là một thiết bị dùng để đo đếm các thông số điện năng của các hệ thống điện với các thiết bị máy móc hoạt động đằng sau nó. Vậy tại sao phải bảo dưỡng tủ công tơ điện và quy trình bảo dưỡng tủ công tơ điện như thế nào ? Trong bài viết này chúng ta hãy cũng tìm hiểu xem quy trình bảo dưỡng công tơ điện như thế nào nhé !

Những lợi ích của việc bảo dưỡng tủ công tơ điện

Tủ công tơ điện được dùng để đo đếm các thông số điện năng thương mại hoặc thông số điện năng kỹ thuật. Do vậy, phạm vi sử dụng của tủ công tơ điện tương đối đa dạng. Thiết bị này có thể được dùng trong các tòa nhà cao tầng, chung cư, trường học, quảng trưởng, bến xe, bến tàu, cầu cảng, sân bay… hoặc tại các phòng kỹ thuật điện của tòa nhà.

Trong quá trình sử dụng, tủ công tơ điện có thể gặp phải một số lỗi vận hành, lỗi hiển thị thậm chí là ngưng hoạt động. Nếu không được phát hiện và sửa chữa kịp thời thì các lỗi này có thể trở trở nên trầm trọng và làm gián đoạn chức năng đo đếm điện năng của thiết bị. Vì vậy, cần thường xuyên bảo dưỡng tủ điện công tơ để nhanh chóng phát hiện và sửa chữa các lỗi cũng như đảm bảo tốt quá trình vận hành của thiết bị. Ngoài việc gián đoạn chức năng đo đếm điện năng của thiết bị thì

Các bước bảo dưỡng tủ công tơ điện

Để quy trình bảo dưỡng tủ công tơ điện diễn ra một cách nhanh chóng và hiệu quả thì người dùng cần trải qua hai công đoạn. Thứ nhất là công đoạn chuẩn bị các dụng cụ bảo dưỡng. Thứ hai là công đoạn tiến hành bảo dưỡng tủ công tơ điện. Những thao tác cụ thể cần thực hiện ở hai công đoạn này như sau:

Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết

  • Hộp dụng cụ bảo dưỡng tủ điện
  • Máy hút bụi loại nhỏ, chổi quét bụi
  • Đồng hồ đo điện hoặc bút thử điện
  • Khăn khô, sạch
  • Kìm, tua vít, ốc vít…
  • Băng dính điện, băng dính và keo dán thông thường

Tủ công tơ điện

Tiến hành bảo dưỡng tủ công tơ điện

  • Bước 1: Kiểm tra độ an toàn của các thiết bị, dụng cụ và môi trường làm việc. Để đảm bảo an toàn cho người bảo dưỡng, tốt nhất là nên tắt nguồn điện tại aptomat tổng. Ngoài ra, người bảo dưỡng cũng cần dùng đồng hồ đo điện hoặc bút thử điện để kiểm tra trạng thái nghỉ của thiết bị.
  • Bước 2: Bảo dưỡng vỏ tủ điện công tơ. Dùng khăn sạch lau chùi khung tủ và bề mặt vỏ tủ. Chú ý đến các biển chỉ dẫn hoặc các khung giấy ghi chú thông số kỹ thuật của tủ. Nếu chúng bị bong, tróc thì cần dùng băng dính dán lại.
  • Bước 3: Bảo dưỡng các thiết bị bên trong tủ điện công tơ. Kiểm tra các thiết bị bên trong tủ đặc biệt là các đồng hồ đo thông số điện. Nếu phát hiện các ốc vít bị lỏng hoặc lệch vị trí chuẩn, hãy dùng kìm và tua vít để chỉnh lại. Ngoài ra, nếu phát hiện các thiết bị bị hỏng hóc nghiêm trọng thì cần nhanh chóng sửa chữa hoặc thay mới để đảm bảo sự vận hành an toàn và hiệu quả của tủ điện.
  • Bước 4: Dùng máy hút bụi để làm sạch mọi bụi bẩn bám trên bề mặt và các kẽ hở, ngóc ngách của tủ điện. Tuyệt đối không dùng khăn ướt hay các dung dịch tẩy rửa không chuyên dụng. Bởi các chất lỏng có thể ngấm vào thiết bị đo đếm điện năng, làm tủ điện công tơ bị chập, hỏng hoặc hiển thị sai lệch kết quả.
  • Bước 6: Đóng tủ điện và bật aptomat, kiểm tra sự vận hành của tủ công tơ điện sau khi bảo dưỡng.

Một số lưu ý khi thực hiện bảo dưỡng tủ công tơ điện

Khi thực hiện bảo dưỡng tủ công tơ điện, người dùng cần lưu ý lựa chọn thời gian bảo dưỡng thích hợp, tránh làm gián đoạn nhiệm vụ đo đếm điện năng của thiết bị. Ngoài ra, để việc bảo dưỡng tủ điện công tơ đạt được hiệu quả như mong muốn thì người bảo dưỡng cần phải có đủ chuyên môn, năng lực. Tuyệt đối không được tự ý bảo dưỡng tủ điện công tơ khi chưa nắm rõ cấu tạo và cách bảo dưỡng thiết bị.

Bài viết liên quan
Contact Me on Zalo
0919780408