Tủ điện chiếu sáng chứa các thiết bị đóng cắt và điều khiển được dùng để điều khiển hệ thống đèn chiếu sáng đường phố, chiếu sáng vườn hoa, khu vực công cộng, chiếu sáng văn phòng, siêu thị… Tủ điện chiếu sáng sử dụng các bộ điều khiển đóng cắt theo thời gian thực như Timer hoặc các bộ điều khiển có thể lập trình chế độ điều khiển phức tạp như PLC, Vi điều khiển. Tùy theo yêu cầu hoạt động của hệ thống chiếu sáng, tủ chiếu sáng có thể được thiết kế chức năng đơn giản hoặc phức tạp thậm chí chức năng thông minh tự động nhận biết điều kiện chiếu sáng để bật tắt bóng đèn cũng như điều chỉnh cường độ sáng phù hợp. Ngày nay tủ điện chiếu sáng còn tích hợp các module mới giúp chúng ta có thể thay đổi trực tiếp trên điện thoại mà không cần phải tới tận nơi để cài đặt.

Hiển thị một kết quả duy nhất

TỦ ĐIỆN CHIẾU SÁNG

Tủ điện chiếu sáng chứa các thiết bị đóng cắt và điều khiển được dùng để điều khiển hệ thống đèn chiếu sáng đường phố, chiếu sáng vườn hoa, khu vực công cộng, chiếu sáng văn phòng, siêu thị…

Tủ điện chiếu sáng sử dụng các bộ điều khiển đóng cắt theo thời gian thực như Timer hoặc các bộ điều khiển có thể lập trình chế độ điều khiển phức tạp như PLC, Vi điều khiển. Tùy theo yêu cầu hoạt động của hệ thống chiếu sáng, tủ chiếu sáng có thể được thiết kế chức năng đơn giản hoặc phức tạp thậm chí chức năng thông minh tự động nhận biết điều kiện chiếu sáng để bật tắt bóng đèn cũng như điều chỉnh cường độ sáng phù hợp. Ngày nay tủ điện chiếu sáng còn tích hợp các module mới giúp chúng ta có thể thay đổi trực tiếp trên điện thoại mà không cần phải tới tận nơi để cài đặt.

Đặc điểm của tủ điện chiếu sáng

Tủ điện điều khiển chiếu sáng được chế tạo theo các tiêu chuẩn của Châu Âu, là thiết bị dùng để điều khiển hệ thống chiếu sáng đường phố, khu vực công cộng, siêu thị, trường học, nhà ga, trung tâm thương mại,… chứa các thiết bị đóng cắt và điều khiển hệ thống.

Đặc trưng dễ thấy nhất của tủ điện chiếu sáng đó là thiết kế gồm 2 cấp độ bảo vệ bằng aptomat và cầu chì: bảo vệ quá dòng và bảo vệ đoản mạch. Tủ có khả năng điều khiển theo mạch vòng từ trạm điều khiển trung tâm. Vỏ tủ được sơn tĩnh điện màu xám, cách ly với nước và có thể được lắp các phụ kiện như: aptomat, công tắc tơ, đèn báo, đầu cốt,…

  • Chế độ vận hành: Trung tâm, tự động, bằng tay.
  • Chế độ trung tâm: Điều khiển tập trung từ trung tâm, tự động báo lỗi về trung tâm điều khiển.
  • Chế độ điều khiển tự động: Thời gian hoạt động có thể đặt lại được (ví dụ: Buổi tối 18h-23h bật 100% số đèn, đêm khuya 23h-6h tắt bớt 2/3 số đèn, số đèn sáng 60% công suất định mức, giảm 40% công suất tiết kiệm điện. Ban ngày 6h-18h: Tắt toàn bộ đèn).
  • Chế độ điều khiển bằng tay: Dùng trong các trường hợp cần điều khiển trực tiếp.
  • Vật liệu: Tôn tấm, thép chống sỉ, inox đạt tiêu chuẩn quốc tế.
  • Bề mặt: Mạ kẽm hoặc sơn tĩnh điện RAL7032, RAL7033 và các màu khác theo yêu cầu khách hàng.
  • Kết cấu: Tủ được thiết kế dạng khung, độ dày tole: 1.5mm – 2.0mm – 3.0mm.
  • Kích thước: Chiều cao 450 – 2000mm, chiều rộng 400 – 1000 mm, chiều sâu 200 – 800 mm.
  • Thiết bị đóng cắt: MCB, MCCB, CB, Contactor của các hãng có thương hiệu trên toàn quốc như Mitsubishi, Schneider, ABB, LS…

Nguyên lý thiết kế tủ điều khiển chiếu sáng:

 

Toàn bộ hệ thống chiếu sáng sẽ được điều khiển đóng cắt tự động bằng rơle thời gian được đặt trong tủ cấp điện và điều khiển chiếu sáng 50A-400V theo các chế độ tự động, và điều khiển bằng tay:

  • Chế độ buổi tối (17h-22h): Bật 100% số đèn.
  • Chế độ đêm khuya (22h-6h):Tắt bớt 2/3 số đèn, số đèn sang 60% công suất định mức, giảm 40% công suất tiết kiệm điện.
  • Chế độ ban ngày (6h-17h): Tắt toàn bộ đèn.

– Để thực hiện được tiêu chí đó ta phải sử dụng rơ le thời gian điều khiển cấp điện cho cuộn hút của công tắc tơ K1, K2.

  • Chế độ buổi tối: cả 3 công tắc tơ đều có điện: 100% số đèn được bật.
  • Chế độ đêm khuya: chỉ công tắc tơ K1 có điện, K2 mất điện: 1/3 số bóng sẽ sáng.
  • Chế độ ban ngày: cả 3 công tắc tơ đều mất điện toàn bộ đều tắt.

Ngoài việc cài đặt thời gian để công tăc tơ tác động còn tùy thuộc vào chế độ mùa. Vì thời gian ban ngày của mùa hè và mùa đông là khác nhau. Để đủ độ sáng đường cho giờ mùa đông và tiết kiệm điện năng cho giờ mùa hè thì người thiết kế chiếu sáng tự cài lại chế độ thời gian tác động cho rơ le thời gian.

 

 Phân loại tủ điện chiếu sáng

 

Tủ điện chiếu sáng đơn giản:

Cho phép cài đặt thời gian bật/tắt đèn, gồm chế độ tự động và điều khiển bằng tay. Có thể cài đặt 3 khoảng thời gian trong ngày và thay đổi bằng cách đặt lại chế độ hẹn giờ của timer. Ưu điểm của tủ chiếu sáng Timer là chi phí đầu tư thấp, thao tác vận hành đơn giản, dễ dàng sử dụng. Thường timer được lắp sử dụng cho tủ điều khiển chiếu sáng đèn đường.

Thông thường có 3 chế độ hoạt động theo 3 khoảng thời gian, thời gian có thể thay đổi được bằng cách đặt lại hẹn giờ của Timer. Ví dụ:

– Từ 0h – 6h: bật 1/2 số bóng đèn (bật / tắt xen kẽ) hoặc sáng yếu (đối với bóng đèn cho phép điều chỉnh công suất)

– Từ 6h – 18h: tắt tất cả các bóng

– Từ 18h – 24h: bật tất cả các bóng

Ưu điểm: Giá thành sản xuất thấp -> Chi phí đầu tư thấp; thao tác vận hành đơn giản.

Nhược điểm: Không cho phép cài đặt chế độ điều khiển phức tạp; không có chức năng giám sát và điều khiển từ xa.

Tủ điện chiếu sáng dùng bộ điều khiển: 

Hoạt động qua 2 chế độ tự động và điều khiển tay. Linh hoạt thời gian và công suất của đèn, cho phép nhiều đầu ra điều khiển nhiều cụm đèn và điều chỉnh trang trí nhiều màu đèn. Tủ điều khiển này sử dụng PLC hoặc Vi điều khiển. Cài đặt thông số hoạt động thông qua bàn phím chức năng và màn hình hiển thị LCD/LED.

Ưu điểm: có thể cài đặt chế độ hoạt động linh hoạt theo thời gian và điều khiển cường độ sáng của đèn (đối với loại đèn cho phép điều chỉnh công suất) hoặc điều khiển màu sắc của đèn (đối với đèn trang trí nhiều màu). Có thể tích hợp chức năng giám sát và điều khiển từ xa.

Nhược điểm: Giá thành sản xuất cao -> Chi phí đầu tư cao.

Tủ điện chiếu sáng thông minh:

Có chức năng tương tự như tủ PLC và còn được trang bị thêm phần mềm giám sát từ xa, tích hợp module truyền thông. Thế nhưng, chi phí đầu tư cho loại tủ này khá cao. Tủ chiếu sáng loại này sử dụng Vi điều khiển và các bộ cảm biến.

Được sử dụng cho các hệ thống chiếu sáng thông minh. Tự động điều khiển bật / tắt đèn và cường độ sáng phù hợp bằng cách đo lường các thông số như độ sáng, trời mưa / sương mù, phát hiện có người,… kết hợp với các thông số do người sử dụng cài đặt.

Tủ điện chiếu sáng có thể được thiết kế 2 chế độ hoạt động tự động và bằng tay. Dòng điện định mức có thể đến 630A. Tủ có bảo vệ quá tải và ngắn mạch. Thiết bị lắp ráp tủ điện chiếu sáng là của các hãng nổi tiếng trên thế giới như Schneider, LS, Mitsubishi, ABB, Seamens… đảm bảo độ an toàn, ổn định và tuổi thọ lâu dài. Tủ điện chiếu sáng được chế tạo theo tiêu chuẩn IEC- 60439-1, áp dụng cấp bảo vệ IP42 cho tủ điện chiếu sáng đặt trong nhà và IP54 cho tủ điện chiếu sáng đặt ngoài trời.

Ứng dụng

Tủ điện chiếu sáng được dùng để điều khiển các hệ thống đèn đường chiếu sáng đường phố, chiếu sáng vườn hoa, khu vực công cộng, chiếu sáng văn phòng, siêu thị…khu đô  thị, vườn hoa, công viên, cầu… hay trong trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, chung cư, bệnh viện, trường học, cảng, sân bay , sân vận động…Tủ điện chiếu sáng sử dụng các bộ điều khiển đóng cắt theo thời gian thực trong ngày, hay theo tuần để đóng cắt các đèn chiếu sáng.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất các thiết bị điện đặc biệt là các hệ thống tủ điện, tủ điều khiển, tủ điện chiếu sáng ….. HANOIME luôn luôn mang đến cho quý khách hàng các sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp và bền chắc cùng với giá thành phải chăng. Hãy liên hệ ngay đến số hotline :  để được tư vấn trực tiếp nhé !

Contact Me on Zalo
0919780408